Hàng hóa nguy hiểm là gì?

Hàng hóa nguy hiểm hay còn được gọi là Dangerous Goods, được kí hiệu là DG để chỉ những loại hàng hóa  mà trong quá trình giao nhận, vận chuyển, lưu trữ, đóng gói, xếp dỡ có khả năng cháy, nổ, gây độc hại gây thương tích cho con người và phá hủy phương tiện vận tải, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.

Trong vận chuyển đường biển, hàng hóa nguy hiểm có thể phá hủy thiết bị, hư hại tàu, làm mất trọng tâm, lật hoặc chìm tàu, thậm chí gây cháy nổi tại tàu

Trong vận chuyển đường hàng không, hàng hóa nguy hiểm có thể gây ra cháy nổ, gây nguy hiểm cho chuyến bay.

  • Tóm lại, hàng hóa được coi là nguy hiểm khi:
    • Có tác động xấu đến môi trường, mất trật tự an ninh quốc gia.
    • Gây nguy hiểm cho các phương tiện vận chuyển
    • Là chất độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, gây thương tích và thậm chí tính mạng con người

Những mặt hàng nào được coi là nguy hiểm?

Tổ chức Liên Hợp Quốc đã phân chia và liệt kê các hàng hóa nguy hiểm thành 9 loại. Mỗi loại sẽ phân ra chi tiết các loại hàng hóa nguy hiểm

Loại 1: Chất nổ

Loại 2: Khí  

Loại 3: Chất lỏng dễ cháy

Loại 4: Chất rắn dễ cháy, các chất có khả năng đối cháy tự phát, các chất sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước

Loại 5: Các chất gây oxy hóa và Peroxit hữu cơ

Loại 6: Chất độc hại và truyền nhiễm

Loại 7: Chất phóng xạ

Loại 8: Chất ăn mòn

Loại 9: Các chất gây nguy hiểm khác, bao gồm chất gây hại cho môi trường.

Quy định của IATA về hàng hóa nguy hiểm trong vận chuyển đường hàng không (IATA Dangerous Goods Regulations)  

Bộ quy định “Dangerous Goods Regulations” được cập nhật hàng năm, bao gồm:

  • Đóng gói đúng số lượng trên mỗi kiện theo quy định của luật hàng không
  • Đảm bảo bên ngoài bao bì không chứa bất kỳ chất gây ô nhiễm
    Mỗi kiện chứa hàng hóa nguy hiểm phải được dán nhãn đúng cách
  • Các thông tin khai ở Tờ khai Hàng hóa nguy hiểm và Vận đơn hàng không phải chính xác
  • Bắt buộc sử dụng bao bì được quy định bởi IATA

Mẫu khai hàng hóa nguy hiểm theo IATA: