Theo số liệu của Nikkei Asia, lưu lượng vận chuyển hàng hóa đường hàng không Việt Nam được dự kiến sẽ tăng cao trong năm 2023. Điều này diễn ra trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước và nước ngoài tăng cao khi Việt Nam củng cố vị trí trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Liệu bạn có từng đặt câu hỏi rằng quy trình hoạt động của gửi hàng hóa đường hàng không sẽ được diễn ra như thế nào và liệu sẽ có phương tiện vận chuyển hàng riêng biệt giống vận tải biển hay không? Để giải đáp những công hỏi trên, trong bài viết này Interlink sẽ liệt kê các loại máy bay được dùng để vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Có 3 loại máy bay dịch vụ hàng hóa hàng không, bao gồm: Passenger Aircraft/ Passenger flight (PAX): máy bay vừa chở khách và chở hàng; Freighter (F)/Cargo Aircraft Only (CAO): máy bay chở hàng và air cargo charter (charter): Chuyến bay charter

Máy bay vừa chở khách và chở hàng – Passenger Aircraft/ Passenger flight (PAX)

Đây là loại máy bay kết hợp chở hàng và chở khách trong quá trình vận chuyển. Hàng hoá sẽ đặt ở khoang boong dưới hay còn được gọi là bụng máy bay (belly/lower) và diện tích còn lại sẽ dùng để phục vụ việc vận chuyển hành khách. Đối với loại máy bay này, hãng hàng không thường quy định rất chặt chẽ về kích thước và trọng lượng tối đa trên mỗi kiện hàng của bất kỳ lô hàng nào có xác nhận đặt chỗ.

Ví dụ, đối với loại máy bay A321, đây được xem lại loại máy bay nhỏ, thông thường kích thước tối đa của 1 kiện hàng là 120x100x100 cm và trọng lượng tối đa của một kiện hàng không được vượt quá 100kgs.

Hoặc đối với máy bay cỡ lớn như A350/B777  thì kích thước tối đa cho từng lô hàng hoá cũng lớn hơn rất nhiều, kích thước tối đa của một kiện rơi vào khoảng 300x240x160 cm và trọng lượng tối đa trên 1 kiện là 4000 kg. 

Máy bay chuyên chở hàng hóa – (F)/Cargo Aircraft Only (CAO)

Loại máy bay chuyên chở hàng hóa sẽ không chở hành khách mà chỉ bao gồm phi hành đoàn và hàng hóa. Phần boong chính/boong trên (main deck) và phần boong dưới của máy bay đều được dùng để vận chuyển hàng hoá. Lợi ích của loại máy bay này là không phải chia sẻ chỗ cho hành khách nên lượng hàng chuyên chở sẽ nhiều hơn, lớn hơn rất nhiều so với máy bay thông thường.

 Đối với loại máy bay chở hàng freighter này, cũng có hãng sử dụng loại  máy bay thân hẹp (narrow-body aircraft và máy bay thân rộng (wide-body aircraft). Tại thị trường Việt Nam đa số sử dụng máy bay thân rộng để vận chuyển hàng hóa.

Để đảm bảo an toàn bay, trên các máy bay chuyên chở hàng hóa đều có quy định kích thước và trọng lượng kiện hàng tối đa được cho phép.

Ví dụ hãng hàng không Silk Way West Airline (7L), hãng hàng không này có khai hàng hóa từ Singapore, và hãng quy định kích thước của boong trên và boong dưới có thể nhận được. Thông thường boong trên có thể nhận được hiện hàng lớn hơn và nặng hơn, cụ thể: boong trên của máy bay có thể nhận được kiện hàng cao đến 3m và nặng tới 6 tấn, trong khi boong dưới có thể nhận được kiện hàng cao tới 1m6 và nặng khoảng 4 tấn rưỡi.

Đối với các mặt hàng với kích thước cực kỳ lớn và trọng lượng cực kì nặng thì cần có loại máy bay với kích cỡ tương ứng để vận chuyển những mặt hàng này. Ví dụ, xe ô tô, xe tải, xe tăng quân sự hay những cái máy móc thiết bị vừa cao vừa nặng mà không tháo rời từng bộ phận được mà phải vận chuyển nguyên máy thì thông thường chỉ có những hãng khai thác freighter mới có thể khai thác những lô hàng lớn như vậy.

Bên cạnh đó, một số mặt hàng mà hiệp hội vận tải quốc tế IATA quy định là hàng nguy hiểm phải được vận chuyển tách riêng so với khoang hành khách để mà giảm thiểu hoặc hạn chế những rủi ro về con người 

Chuyến bay charter – Air cargo charter (charter)

Đây là chuyến bay được thuê trọn gói nguyên chuyến bay theo hành trình yêu cầu của bên thuê. Chuyến bay charter có thể được sử dụng để chuyên chở hành khách hoặc hàng hoá hoặc kết hợp cả 2 tuỳ thuộc vào thỏa thuận giữ bên thuê và bên cho thuê.